Xem tin tức mới nhất của Thương Pet trên Google News
Bạn là người yêu động vật, đặc biệt là chó,mèo. Đang sống ở chung cư hoặc diện tích nhà hạn chế như lại muốn có không gian sinh hoạt hợp lý, cách huấn luyện và thuần dưỡng tốt cho những bé cún. Phân vân có nên thiết kế chuồng nuôi cún trong nhà hay không? Không gian hạn hẹp có ảnh hưởng hay gây trở ngại? Bài viết sẽ giúp bạn giải quyết những nan giải về không gian thiết kế chuồng nuôi cho các thú cưng đáng yêu nhà mình.
Table of Contents
Lý do có nên thiết kế chuồng nuôi cún trong nhà?
Cún cưng nhà bạn sẽ hình thành một nếp sống sạch sẽ ngay từ đầu khi chúng có một nơi trú ngụ tốt, dễ dàng sinh hoạt và nghỉ ngơi.
Hay với một chiếc chuồng thiết kế dành riêng nuôi cún trong nhà giúp chúng cảm thấy sự gần gũi với các thành viên trong gia đình, nhận được sự ấm áp từ chủ nhà. Đây cũng là cách giúp các chó, mèo cảm nhận được sự yêu thương, phát triển tốt hơn, năng động và nhanh nhẹn.
Vì thế, thiết kế chuồng nuôi cún trong nhà vô cùng tiện ích và tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình chăm sóc những bé cún đáng yêu một cách tốt nhất. Hơn thế nữa, là rất phù hợp với những gia đình có không gian hạn chế hoặc không có sân vườn,…

>> Xem thêm: https://dichvuthucung.com/
Những mẫu thiết kế chuồng nuôi cún trong nhà
Không động vật nào thích nuôi nhốt ở chuồng, với một loài thông minh và nhanh nhạy như chó, mèo việc này rất khó thích nghi được. Vì vậy, việc thiết kế chuồng nuôi cún trong nhà sẽ giúp bạn tạo ra không gian gần gũi và ấm áp, tổ ấm dành riêng cho chúng.
Thiết kế chuồng nuôi cún trong những món đồ nội thất
Những món đồ nội thất có không gian thoáng, rộng và có thể dễ dàng quan sát như bàn đặt chậu hoa, tủ đựng đồ hay tủ bếp,….tận dụng để thiết kế nơi trú ngụ nhỏ nhắn và ấm áp cho những bé cún nhà mình.
Sử dụng ngăn dưới của bàn uống nước để thiết kế một chiếc giường ngủ xinh xắn và sạch sẽ cho cún cưng.
Hay lựa chọn các không gian bên dưới của bàn ăn cơm làm một chiếc giường ngủ cho chó, mèo.
Các mẫu chuồng nuôi thú cưng trong nhà trên rất thích hợp cho các bé cún có thân hình bé nhỏ, hoặc vừa phải. Còn nếu bé cún nhà bạn có kích thước to lớn thì cùng chúng tôi tham khảo nội dung tiếp theo để lựa chọn thiết kế phù hợp.
Thiết kế chuồng nuôi cún bằng cách tận dụng diện tích gầm cầu thang
Việc tận dụng diện tích ở gầm cầu thang rất tiện dụng, vừa tiết kiệm không gian gia đình, có tính thẩm mỹ lại còn có nơi ở thoải mái cho các cún cưng nhà mình. Đơn giản thực hiện chỉ cần lắp ráp thêm một chiếc ngăn cửa là đã thiết kế xong chuồng cún lý tưởng cho các thú cưng.
Hoặc bạn có thể tận dụng những không gian trống của gia đình để thiết kế chiếc chuồng dành riêng cho thú cưng nhà mình.

Thiết kế chuồng nuôi cún trong nhà nên lựa chọn những vật liệu nào?
Thiết kế, lắp ráp chuồng nuôi thú cưng vừa an toàn, tính thẩm mỹ hài hoà với nội thất bên trong lại sạch sẽ với những ưu điểm của các vật liệu dưới đây giúp bạn cân nhắc lựa chọn phù hợp:
– Chuồng bằng gỗ: Khá mát mẻ, thông thoáng, thẩm mỹ cao và màu sắc thuận mắc với không gian của ngôi nhà. Nhưng có một khuyết điểm là dễ bị mọt, mối hoặc phát sinh mộc trong môi trường ẩm.
– Chuồng làm bằng nhựa: Dễ dàng di chuyển, vệ sinh, thời gian sử dụng lâu. Nhưng không bền khi đặt ngoài trời cũng như bị bào mòn.
– Chuồng làm bằng inox: Chất liệu được lựa chọn nhiều nhất hiện nay, vừa dễ dàng di chuyển lại tháo lắp linh hoạt, thuận tiện trong quá trình vệ sinh, bền với thời gian, khó bị oxy hoá.
– Sắt sơn tĩnh điện bên ngoài: không bị oxy hoá hay bào mòn, an toàn sử dụng, có lớp mạ cách điện cách nhiệt tốt ở nhiệt độ cao, có thể lựa chọn màu sơn phù hợp với kiến trúc, sở thích của chủ nhà.
>>Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc chó tại nhà

Lưu ý khi thiết kế chuồng nuôi cún trong nhà
Cách thiết kế chuồng nuôi cún trong nhà giúp bạn nhanh chóng thực hiện, tránh tổn thương cho thú cưng khi sử dụng cần lưu ý những thông tin sau đây:
– Trước khi lắp đặt, thiết kế chuồng nuôi cún, bạn phải đảm bảo điều kiện không gian gọn gàng và sạch sẽ. Tránh trường hợp, đồ đặc lĩnh khểnh, lắp đặt thêm chuồng nuôi chỉ khiến mọi thứ tệ hơn, nguyên nhân của những mầm bệnh.
– Chọn nơi thiết kế chuồng trại hạn chế các góc tường nhọn, kiểm tra các khung cửa lắp đặt có sắc bén hay không, tạo độ an toàn cho các cún cưng ra vào thường xuyên.
– Hơn nữa, thường xuyên dọn vệ sinh chuồng trại, nhằm hạn chế các mầm bệnh, ẩm mốc cũng như mùi hôi. Đồng thời, rèn luyện chó mèo nhà bạn có những thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định.
Tham khảo bài viết thiết kế chuồng nuôi cún trong nhà gợi ý cho bạn những thiết kế độc đáo và phù hợp với gia đình, giúp bạn tận dụng những không gian thiết kế của ngôi nhà tạo ra một nơi trú ngụ ấm áp và gần gũi dành cho các thú cưng. Hơn nữa còn cân bằng hài hoà với các không gian nội thất.