Xem tin tức mới nhất của Thương Pet trên Google News
Nhiễm giun đũa, bệnh lý thường gặp ở chó. Do loại sán chó Toxocara ký sinh ở dạ dày và ruột non của chó. Bệnh này có thể trở nặng ở chó con và bớt nguy hiểm hơn với chó khi trưởng thành. Bạn lo lắng cho tình trạng sức khỏe của thú cưng. Thì bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn cách chữa trị chó bị nhiễm giun đũa tại nhà dứt điểm và an toàn. Nào chúng ta bắt đầu nhé.
Table of Contents
Nguyên nhân chó bị nhiễm giun đũa?
Các sinh vật gây hại cho thú cưng luôn trong tư thế sẵn sàng tấn công, bất cứ khi nào có cơ hội chúng sẽ xâm nhập vào trong cơ thể cún cưng. Sán dãi chó hay còn có tên khoa học là Toxocara, sinh vật ký sinh trên vật chủ. Chúng lựa chọn ngôi nhà ẩn náu, lấy dinh dưỡng là cơ thể của chó và các sinh vật khác, trong đó có cả người.
Nguyên nhân chó bị nhiễm giun đũa thường gặp là do việc ăn uống kém vệ sinh, bị ô thiu. Thức ăn bẩn, không được nấu chín kỹ càng tiềm ẩn trứng của sán Toxocara. Sau khi ăn vào, trứng giun di chuyển đến ruột non sau đó là ruột già. Thời điểm này, trứng đến thời kỳ nở, ấu trùng sẽ thoát ra và phát triển trong môi trường thích hợp.
Khi chúng đủ khả năng di chuyển, sẽ đi đến các cơ quan trong cơ thể như gan, tim, phổi theo dòng chảy của máu. Rồi quay trở lại trú ngụ tại ruột non. Thời gian sinh sản theo một vòng tuần hoàn. Vì thế, chỉ cần 4 tháng lượng trứng Toxocara có thể lên 200 ngàn con. Nguy hại đến sức khoẻ của thú cưng, cũng như loài giun này cũng có thể lây sang người. Cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung tiếp theo để tìm cách ngăn chặn sớm nhất hậu quả khi mắc.

Dấu hiệu nhận biết chó bị giun đũa ký sinh
Để có phương pháp điều trị chó bị nhiễm giun kịp thời cũng như không xảy ra các hậu quả xấu. Thì triệu chứng tái phát sẽ giúp bạn nhận biết chó có bị nhiễm giun hay không. Những dấu hiệu rõ rệt và dễ thấy nhất:
– Cún cưng bị tiêu chảy: Tình trạng tiêu chảy hay nôn mửa kéo dài. Cho thấy dạ dày đang có vấn đề. Bạn cho bé đi siêu âm là biết được có giun đũa ký sinh hay không. Hoặc phân hay thức ăn nôn ra của chúng lẫn giun đũa thì dấu hiệu đã quá rõ ràng.
– Cún cưng bị suy nhược cơ thể: Khi bị giun đũa ở chó ký sinh, cún cưng thường trong trạng thái chán ăn và mệt mỏi. Gương mặt phờ phạc, sút cân, cơ thể gầy guộc trong một thời gian ngắn. Nhưng phần bụng thì phình to thất thường.
– Màu sắc của lông chó cũng thay đổi: bộ lông trở nên sáng màu hơn nhưng luôn trong tình trạng rũ xuống. Bệnh cạnh đó, sán chó làm mất một lượng máu trong cơ thể thú cưng khá lớn. Bạn sẽ thấy phần nướu của chúng trở nên nhạt màu, kém sắc.
Việc giun đũa ký sinh vào cơ thể của thú cưng càng lâu thì gây hại tình trạng sức khoẻ của chó càng nhiều. Nhằm giúp bé cưng thoát khỏi những tổn thương, thì tìm cách chữa trị chó bị giun đũa là việc quan trọng và cấp thiết. Nội dung bên dưới là những phác đồ tiêu diệt giun đũa dứt điểm cho thú cưng.
>>Xem thêm: Xử lý chó bị rụng lông
Cách chữa trị chó bị giun đũa dứt điểm tại nhà theo phác đồ
Áp dụng phương pháp điều trị giun đũa ở chó từ đơn giản đến phức tạp theo một quy trình logic nhằm đạt hiệu quả cao. Bạn có thể chăm sóc và chữa trị cho thú cưng theo các bước sau:
– Đầu tiên, phải chắc chắn rằng chó nhà bạn có thật sự bị giun đũa hay không. Nhận biết chó bị giun đũa qua những dấu hiệu mà chúng tôi liệt kê bên trên.
– Mua thuốc xổ giun cho chó theo đơn của bác sĩ thú ý. Bác sĩ sẽ giúp bạn xem xét tình trạng bệnh, cách thức và liều lượng thích hợp. Bạn chỉ cần làm theo là được.
Trong một số trường, chó bị nhiễm giun đũa ở dạ dày thay vì xổ giun qua đường hậu môn thì chúng lại nôn mửa để thải sán Toxocara. Việc xổ giun không chỉ một lần, nó phụ thuộc vào nhiều đợt điều trị. Nên cho cún cưng đi tái khám lại 3-6 tháng/lần.

Các loại thuốc chữa chó bị giun đũa hiệu quả
Bệnh giun đũa ở chó rất thường gặp và phổ biến. Chính vì vậy rất nhiều loại thuốc xổ dành cho thú cưng ra đời. Có 2 loại thuốc được dùng phổ biến nhất là Pyrantel Pamoate và Fenbendazole. Đây là loại thuốc an toàn cho cả chó con và chó trưởng thành. Những thành phần trong các loại thuốc này sẽ tiễn sạch những kẻ gây hại sức khỏe bên trong cơ thể vật nuôi.
Đồng thời, sau khi áp dụng cách chữa chó bị giun sạch các sán Toxocara, bạn cũng không nên chủ quan vì chó có thể bị nhiễm giun trở lại. Vì thế, nên cho chó uống thuốc tẩy giun định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ thú ý.

Những phương pháp phòng tránh sán chó Toxocara
Ngoài ra, không để thú cưng nhiễm giun sán Toxocara trở lại bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau đây:
– Thường xuyên dọn dẹp và vệ sinh sạch sẽ nơi ở cũng như đồ chơi của thú cưng. Đặc biệt, xử lý khử khuẩn khu vực thải phân cho vật nuôi.
– Hạn chế cho bé tiếp xúc các động vật hay những đối tượng có khả năng chứ giun cao.
– Cho chó cưng nhà mình uống thuốc tẩy giun và khám định kỳ.
Hy vọng với bài viết được chia sẻ bên trên, cách chữa trị chó bị giun đũa và hương pháp phòng tranh sẽ giúp bạn điều trị và chăm soc thú cưng tốt hơn. Nếu bạn còn muốn biết thêm nhiều thông tin về thú cưng có thể tham khảo tại dịch vụ thú cưng.